TRườNG đạI HọC đầU TIêN CấP HọC BổNG TOàN PHầN CHO CHáU NộI Và CHáU NGOạI THươNG BINH, LIệT Sĩ

Từ năm học 2024 - 2025, trường này sẽ cấp học bổng toàn phần đối với sinh viên là con, cháu (cả cháu nội và cháu ngoại) của thương binh, liệt sĩ các thời kỳ.

"Con của các thương binh, liệt sĩ có thể đã nhiều tuổi, không còn đi học, nhưng các cháu nội, cháu ngoại có thể vẫn còn đang đi học rất nhiều. Nhà trường sẽ hỗ trợ thế hệ thứ 3 của thương binh, liệt sĩ các thời kỳ", PGS.TS Hoàng Đình Phi nói.

Cháu nội, cháu ngoại của thương binh, liệt sĩ nhận học bổng toàn phần

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Hoàng Đình Phi, hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết bắt đầu từ năm học 2024 - 2025 nhà trường sẽ thực hiện cấp học bổng toàn phần với con, cháu của liệt sĩ, thương binh các thời kỳ khi học tập tại trường.

Điều đặc biệt, nhà trường quy định việc cấp học bổng được thực hiện với cả cháu nội và cháu ngoại của thương binh, liệt sĩ các thời kỳ.

"Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, ban giám hiệu của nhà trường cảm thấy cần làm một việc gì đó để tri ân với những người có công với đất nước.

Do vậy, từ năm học 2024 - 2025, Trường Quản trị và Kinh doanh sẽ là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam có chính sách cấp học bổng toàn phần cho con và cháu thương binh, liệt sĩ các thời kỳ", ông Phi nói.

5 năm không tăng chỉ tiêu, không tăng học phí

Theo ông Phi, trong 29 năm qua, Trường Quản trị và Kinh doanh có nhiều thay đổi nhưng sứ mệnh của nhà trường luôn không thay đổi: “Đào tạo các tài năng trẻ để sau này trở thành những nhà lãnh đạo, quản trị và điều hành cho cả khu vực công và tư”.

Hiện nay nhà trường có 8 chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ, bao gồm cử nhân quản trị doanh nghiệp và công nghệ, cử nhân quản trị và an ninh, cử nhân marketing và truyền thông, cử nhân quản trị nhân lực và nhân tài.

Thạc sĩ quản trị và kinh doanh, thạc sĩ quản trị an ninh phi truyền thống, thạc sĩ quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp; tiến sĩ quản trị và phát triển bền vững.

Ông Phi cho biết trong hơn 13.000 cựu sinh viên, học viên, hiện nay nhà trường có rất nhiều gương mặt trẻ tài năng trong nhiều lĩnh vực của Việt Nam. Đặc biệt qua khảo sát, 100% sinh viên của trường ra trường có việc làm ngay.

Ông Phi cho rằng để đạt được kết quả này một phần do định hướng phát triển của nhà trường "chạy theo chất lượng, không chạy theo số lượng".

"Trong suốt 5 năm qua, nhà trường không tăng học phí và cũng không tăng chỉ tiêu, mặc dù trường được Đại học Quốc gia Hà Nội cho phép tăng lên khoảng 1.000 chỉ tiêu.

Mỗi năm trường tuyển khoảng 400 sinh viên, nhưng hướng tới đạt chuẩn châu Âu, thay vì đào tạo 1.000 sinh viên mà chuẩn thấp. Khi tuyển sinh quá đông, đâu đó nếu quá trình quản trị không tốt sẽ khiến 4 năm học tập của các em "phí hoài", các thầy cô sẽ phạm lỗi là "lừa đảo" chiếm đoạt thời gian, tiền bạc của các em sinh viên và gia đình.

Đào tạo phải giúp sinh viên có đầu vào khá giỏi, đầu ra tiếp tục phải khá giỏi, hoặc tốt hơn nữa. Học trò phải sáng tạo hơn thầy cô", ông Phi nói.

Năm 2024, Trường Quản trị và Kinh doanh tuyển 500 chỉ tiêu hệ đại học chính quy với 4 ngành đào tạo.

Mức điểm sàn xét tuyển vào trường theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT dao động từ 21 - 22 điểm. Trong đó, hai ngành quản trị doanh nghiệp và công nghệ, quản trị và an ninh lấy điểm sàn 22; hai ngành makerting và truyền thông, quản trị nhân lực và nhân tài nhận điểm sàn 21.

Học phí dự kiến của Trường Quản trị và Kinh doanh năm 2024 như sau:

Đọc bài gốc tại đây.

2024-07-26T23:55:03Z dg43tfdfdgfd