SAO BUôNG LờI CAY NGHIệT VớI NGườI LàM VIệC TốT?

Lãnh đạo đi kiểm tra thi, thấy học sinh bị tai nạn liền đứng ra hỗ trợ thì bị một số người gọi là 'làm màu'. Làm việc tốt vẫn bị 'cà khịa'. Tại sao vậy?

Mới đây, cảnh sát giao thông thấy người bị tai nạn nên bỏ tiền túi ra giúp đưa đi bệnh viện cũng bị một số người "cà khịa". Lòng người đang quá chênh vênh hay sự ích kỷ đang khiến người ta quên mất cách cư xử với nhau có văn hóa?

Làm việc tốt và nhận lời cay nghiệt

Quảng Bình vừa tổ chức lễ hội kỷ niệm 420 năm hình thành. Đây là đại lễ với hàng ngàn người tham dự. Sau khi buổi lễ kết thúc, một nhóm thanh niên mặc áo Đoàn đợi mọi người ra về rồi chia nhau người bao người kẹp lặng lẽ đi khắp quảng trường thu dọn rác thải.

  • Dân mạng rần rần khen thanh niên giúp 3 mẹ con tìm việc: Nhắc nhớ về lòng tốt và suy nghĩ tích cựcĐỌC NGAY

Những hình ảnh đẹp này được một số người chụp lại và sau đó lan tỏa trên mạng xã hội. Nhiều người cũng cổ vũ và cảm phục ý thức vì cộng đồng của các bạn đoàn viên. Tuy nhiên, dưới một đoạn video trên mạng xã hội về cảnh này, một số người lại nói rằng nhóm đoàn viên đang "diễn".

Mùa thi vào lớp 10 năm 2023 tại hội đồng thi Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP Đông Hà, Quảng Trị), một thí sinh ở TP Đông Hà chẳng may bị tai nạn gãy chân. Bà Lê Thị Hương - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị - ngay lập tức có mặt tại điểm thi này.

Bà liên hệ cơ sở y tế đưa em thí sinh đến chụp phim cấp tốc xác định mức độ chấn thương, sau đó thống nhất với gia đình cho em tiếp tục thi theo diện phòng riêng.

Bà Hương tự đẩy băng ca đưa em vào phòng thi riêng cùng nhân viên y tế rồi động viên hỏi han. Và những hình ảnh này khi được đưa lên mạng xã hội, không ít ý kiến cho rằng bà đang "làm màu". Dư luận có ý kiến trái chiều với những bình luận ác ý đó.

Cứu người còn bị nhận lời cay nghiệt

Cuối tháng 6-2024, mạng xã hội tại Quảng Bình như "tan chảy" với câu chuyện đẹp về hành động của một cán bộ cảnh sát giao thông tên Trần Anh Tuấn, thuộc Công an tỉnh này. Khi phát hiện một cháu bé 13 tuổi bị tai nạn gãy chân bên đường, không tìm được người thân, anh đã bỏ tiền túi ra thuê xe cứu thương chở cháu đi cấp cứu kịp thời.

Nhiều trang mạng đã chia sẻ câu chuyện này. Hàng trăm người đã bày tỏ sự cảm kích với hành động của người cảnh sát giao thông. Nếu không có sự kịp thời này thì có thể cháu bé đã gặp nguy hiểm khi chân đã gãy lại ở cách xa bệnh viện đến mấy chục cây số.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người đưa ra những câu bình luận mang tính "xóc xỉa", "cà khịa". Dưới một trang fanpage dẫn lại câu chuyện này, một bạn đọc chỉ biết thở dài

ngao ngán: "Sao có những người còn buông lời cay nghiệt với người tốt giúp người khác. Chắc gì làm được việc tốt như anh ấy".

"Chuyện gì ra chuyện đó. Thấy người bị nạn người ta đến cứu giúp. Đó là hành động đẹp và không liên quan gì đến những chuyện khác. Không thể đem chuyện này ra làm thước đo chuyện khác", bạn đọc M.T. nói. "Ném đá tập thể" vào ai đó khi mình không rõ sự tình là thói xấu trên mạng. Tiếc rằng số người đang tham gia việc xấu này không ít.

Khi người ta làm việc tốt giúp người khác mà không nhận được sự động viên khích lệ từ cộng đồng, thay vào đó là những lời cay nghiệt vô cớ thì sẽ làm triệt tiêu những năng lượng tích cực. Những phản ứng này sẽ chi phối cảm xúc con người.

Lần khác nếu gặp phải những trường hợp tương tự cần giúp đỡ, người ta có thể sẽ cân nhắc giúp hay không. Và hậu quả là những hạt giống tốt đẹp đang không được nhân lên mà bị chết dần đi.

Đọc bài gốc tại đây.

2024-07-02T01:44:21Z dg43tfdfdgfd