TảN MạN Về QUả Bơ

Đọc bài 'Khi người ta thôi bơ quả bơ' tôi không ngăn được cảm xúc và rồi những thắc mắc từ lâu hiện ra. Chẳng hạn, trái bơ nổi tiếng trong nước - bơ 034 - từ đâu mà ra…

Đọc bài "Khi người ta thôi bơ quả bơ" tôi không ngăn được cảm xúc và rồi những thắc mắc từ lâu hiện ra. Chẳng hạn, trái bơ nổi tiếng trong nước - bơ 034 - từ đâu mà ra…

Khi lên 1 tuổi, tôi bị một trận bệnh thập tử nhất sinh khi cùng một lúc dính hai thứ: viêm phổi nặng và bộ máy tiêu hóa trục trặc.

Đó là hồi giữa thập niên 1960, thuốc men vừa thiếu vừa chưa tân tiến nên các bác sĩ chật vật cứu chữa, vì dập trụ sinh, bồi dưỡng cho cơ thể để chữa phổi thì bộ máy tiêu hóa tiêu tùng, ngược lại, lo cứu cái bụng thì không cứu được phổi.

Vì thế, tôi oặt ẹo cả hàng tháng trời. May sao, ba tôi kể, có một vị bác sĩ đã "ra toa": Ôi, thằng nhỏ này còn hên. Đến mùa bơ rồi, giờ chỉ cho thằng nhỏ này ăn mỗi một thứ là trái bơ.

Nói về chuyện xơi trái bơ thì có vô vàn kiểu. Ăn ngọt thì nào là bơ dầm đá đường, bơ xay với sữa, bơ cắt miếng chấm đường, kem bơ.

Ăn mặn thì trộn xà lách dầu giấm, cắt thêm trái bơ vào nữa thì người không thích ăn rau cũng muốn ăn. Cầu kỳ hơn chút thì nướng một lát bánh mì, phết lên đó nửa trái bơ dằm rồi một quả trứng kiểu Benedict, rắc ít muối tiêu.

Cái giòn của bánh mì, cái béo ngậy của bơ cùng trứng kiểu Benadict mượt mà tạo nên một miếng cắn đầy đặn mê hoặc, vừa ngon vừa lành. Sang hơn nữa thì trên lớp bơ thêm một lát cá hồi xông khói…

Ngày nay có rất nhiều loại bơ để người Việt lựa chọn, từ bơ sáp, bơ Booth, bơ Mã Dưỡng, bơ Tứ quý đến bơ Fuerte, bơ Hass, bơ 034…

Trong số này, phổ biến và được người Việt ưa dùng nhất hiện nay chính là 034 có hình dáng cong dài và lớp vỏ xanh sáng bóng.

Ông Lê Ngọc Báu, nguyên viện trưởng Viện KHKT nông lâm nghiệp Tây Nguyên, cho biết bơ 034 là giống bơ được sinh ra từ việc thụ phấn trong tự nhiên tại Việt Nam, đầy tình cờ.

Vậy vì sao có cái tên 034?

Đi tìm câu trả lời, mọi chuyện hóa ra không đơn giản.

"Trong quá trình khảo nghiệm, ông phát hiện cây bơ ngon nhất ngay trung tâm huyện Bảo Lâm. Đó là cây bơ cổ thụ của gia đình bà Tuyết, được trồng từ thời Pháp thuộc.

Ông xin cắt một số chồi về ghép. Sau vài lần thất bại, cuối cùng ông cũng thành công khi bơ phát triển tốt, lúc lỉu quả, nhiều quả nặng đến 1,5kg, dài 40cm, trông như quả mướp, thớ màu vàng, mịn và dẻo, hàm lượng chất béo cao.

Năm 2009, tại hội thi "cây bơ năng suất cao, chất lượng tốt tỉnh Lâm Đồng lần thứ ba", lão nông Nguyễn Đăng Trung mang hai cây bơ "độc" và "lạ" dự thi và giành luôn hai giải đứng đầu.

Từ đây, hội đồng khoa học công nhận, đây là những giống bơ đầu dòng và đặt tên là BLD 034 và BLD 036".

Bài báo viết: "Ông Dậu cho biết năm 1991, gia đình ông mua lại khu vườn của một người dân để trồng cà phê và các loại cây ăn quả. Lúc bấy giờ, trên vườn có gốc bơ mọc hoang dại cao khoảng 3m.

Đến năm 1993 thì cây bắt đầu ra hoa kết quả. Điều lạ là cây này ra những quả dài thòn, kỳ lạ, không giống với bất cứ dòng bơ nào ở địa phương và có độ thơm ngon đặc biệt nên gia đình ông đã thu hoạch và chia sẻ cho người thân, bạn bè thưởng thức.

Về sau, tiếng lành đồn xa, người dân Bảo Lâm và các vùng lân cận tìm đến tận vườn xin giống về trồng. Đến năm 2009, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Lâm chọn những trái bơ kỳ lạ của gia đình ông Dậu để tham gia Hội thi cây bơ năng suất cao, chất lượng tốt tỉnh Lâm Đồng do Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp, cây ăn quả Lâm Đồng tổ chức. Hội thi được tổ chức tại TP Bảo Lộc và những quả bơ dài của gia đình ông Dậu được đánh mã số 034/09".

Tuy nhiên, tôi lại tìm thấy một công trình nghiên cứu khoa học mang tên "Nghiên cứu và phát triển giống bơ LĐ 034 phục vụ chương trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng ở tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên"của Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả tỉnh Lâm Đồng (nay là Trung tâm giống và vật tư nông nghiệp Lâm Đồng) công bố năm 2022 và đoạt giải khoa học của tỉnh này.

Ông Phạm S hiện là phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, sau khi kinh qua các chức vụ như phó giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng, giám đốc Sở KHCN Lâm Đồng.

Bên cạnh công trình nghiên cứu về bơ LĐ034, ông S còn gắn với công trình nghiên cứu "khai sinh" hai giống chè nổi tiếng là LĐ-97 và TB14.

Tôi gọi điện hỏi ông Phạm S về nguồn gốc của bơ 034 và nhận được câu trả lời: "Đúng là cây bơ đầu dòng ở vườn của ông Nguyễn Văn Dậu. Tuy nhiên, nếu chỉ lấy giống theo kiểu trồng từ hạt hay chiết ghép thì nó khó mà trở thành một loài cây phổ biến như hiện nay.

Vì thế, cần đến khoa học kỹ thuật, nghiên cứu để nhân giống vô tính. Từ suy nghĩ đó, tôi cùng các anh Mỹ, Trình bắt tay nghiên cứu từ tháng 5-2003.

Từ cây đầu dòng ở vườn ông Dậu, chúng tôi tạo ra 42 dòng và đặt tên theo thứ tự từ LĐ (Lâm Đồng) 001 đến 042. Trong quá trình nghiên cứu, theo dõi, có hai dòng nổi trội là LĐ 034 và LĐ 036.

Chính hai dòng này đưa đi thi ở hội thi bơ ngon năm 2009 và cả hai đều đoạt giải cao nhất. Tuy nhiên, sau này thì giống LĐ 034 trội hơn nên nó đã chiếm lĩnh thị trường. Nhờ đó, từ việc 034 có giá 200.000 đồng/kg nay đã còn 20.000 - 30.000 đồng/kg".

Nhiều chuyên gia cho rằng bơ 034 tuy nổi trội nhưng không thể xuất khẩu vì những nhược điểm như vỏ mỏng, chín không đều, trái dài khó vận chuyển.

Liệu khoa học có giải quyết được khiếm khuyết này? Ông Phạm S cho biết việc nghiên cứu LĐ 034 vẫn đang tiếp diễn, hiện nay đã cho ra giống LĐ 034 trái vụ. Và ông hy vọng các nghiên cứu mới sẽ tìm ra cách khắc phục những điểm yếu này.

Cách đây hơn 5 năm, một doanh nhân vang bóng một thời với thương hiệu "Điện tử Tiến Đạt" - ông Nguyễn Đức Thống cũng lâm bạo bệnh, và ông một mực bảo rằng nhờ trái bơ mà khỏe lên.

Thế là ông lên Bảo Lộc thuê 100ha đất, nhập giống bơ Hass về trồng. Khi có trái đầu mùa, ông có tặng tôi một ít dùng thử.

Nhưng quả là thất vọng khi trái bơ Hass trồng ở Bảo Lộc vừa nhỏ, hột lại to, đầy xơ và phần thịt không dẻo. Dù đổ rất nhiều tiền vào dự án này nhưng kết quả không được như ý, ông đã chuyển qua trồng sầu riêng.

Ngày nay, bơ Hass "made in VN" xuất hiện trong một số siêu thị loại sang, bán với giá khoảng 100.000 đồng/kg. Tuy nhiên, những ai từng thưởng thức bơ Hass ở nước ngoài sẽ thấy khoảng cách chất lượng còn rất xa.

Ông Nguyễn Văn Hiền - một lão nông vô cùng đắm đuối với cây bơ ở Gia Lai - cũng thảm bại theo hai giống bơ nổi tiếng thế giới là Hass và Booth.

Ông phải chặt bỏ hàng ngàn cây vì nó cho quả kém xa với loại Hass của nước ngoài. "Thật kỳ lạ, trong vườn bơ của tôi, ruồi vàng đặc biệt thích tấn công vào hai giống Booth và Hass khi vừa đậu trái.

Nói chung, cây bơ là giống đỏng đảnh, không riêng gì giống Booth và Hass. Như ở Đắk Mil (Đắk Nông) có giống bơ sáp rất ngon, nhưng mang về trồng ở Gia Lai thì lại chẳng ra gì" - ông nói.

Bơ tuy ngon và bổ, nhưng gần như không thể làm gì khác ngoài ăn tươi. Hiện nay, có một sản phẩm ưa dùng của phụ nữ là kem dưỡng da mặt chiết xuất từ bơ, nhưng số lượng tiêu thụ quả bơ cho lĩnh vực này còn rất thấp.

Nhiều vùng nông thôn của Mexico đang bị các băng đảng xâu xé kèm theo vô số màn đối đầu đẫm máu. Tất cả là vì trái bơ.

Mexico chiếm khoảng 30% sản lượng bơ toàn cầu và là nhà cung ứng thức quả bổ dưỡng này lớn nhất của nước Mỹ: cứ 10 quả bơ nhập vào Hoa Kỳ thì 8 quả là từ nước láng giềng.

Thế nhưng có lúc người ta phải đặt câu hỏi: Người Mỹ mua bơ có phải đang gián tiếp cung cấp tài chính cho các xung đột băng đảng ở Mexico?

Nguyên nhân là Michoacán - thủ phủ bơ của Mexico, chiếm tới 90% sản lượng trong nước, từng ghi nhận hơn 10.000 vụ giết người, chỉ tính từ thời tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador (bắt đầu từ tháng 12-2018), theo Forbes.

Tháng 2-2021, Linda bồng bế con nhỏ tháo chạy khỏi thị trấn Ixtaro (Michoacán). Hai mẹ con phải chui rúc trong mền, giấu mình trên chiếc xe tải vì bị người của Pueblos Unidos, băng đảng khét tiếng đang kiểm soát thị trấn, truy đuổi.

Willie, anh của Linda, từng đối đầu với băng này và bị chúng sát hại. Linda biết nếu không trốn, mẹ con cô sẽ là nạn nhân tiếp theo.

Theo báo El País (Tây Ban Nha), Pueblos Unidos đã chiếm Ixtaro nhằm cai quản ngành trồng bơ tại thị trấn nhỏ chỉ vỏn vẹn 1.500 dân này.

Ban đầu, Pueblos Unidos là một nhóm tự vệ, giương cờ nghĩa nhằm bảo vệ dân làng khỏi áp bức của Los Viagras, một nhóm vũ trang ngang nhiên áp chi phí cho từng hộ trồng bơ, phải trả từ 150 - 250 USD (2021) cho mỗi hecta.

Tự xưng là nông dân không khuất phục bất bình, Pueblos Unidos đuổi Los Viagras rồi lập lại hòa bình cho thị trấn bằng cách... kiểm soát hết nhà cửa, vũ khí, vườn tược rồi thu "thuế" bơ.

Ngoài Los Viagras, Pueblos Unidos, còn nhiều băng đảng khác, thanh trừng lẫn nhau để giành quyền kiểm soát bơ. Ngoài Ixtaro, chuyện còn xảy ra ở các thị trấn khác tại Michoacán-Patzcuaro, Santa Clara del Cobre, Uruapan...

Theo Forbes, từng có những chiến dịch bình định của chính quyền địa phương nhưng không ăn thua. Cao điểm vào ngày 4-4-2023, một cuộc đụng độ long trời lở đất đã xảy ra giữa các tay súng băng đảng tại Michoacán và lực lượng cảnh sát, khiến 2 sĩ quan thiệt mạng.

Màn đối đầu không khác gì thời chiến khi các băng đảng dùng máy bay không người lái ném bom, còn cảnh sát phải dùng tới xe bọc thép hạng nặng.

Vấn đề là bạo lực và bơ không phủ định lẫn nhau mà tồn tại song song. Giá bơ càng tăng, bạo lực càng nhiều và ngược lại, theo báo cáo Violence and Vibran của Sáng kiến toàn cầu chống lại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (GI-TOC).

Chẳng hạn, từ 2005 - 2015, tỉ lệ án mạng ở thủ phủ bơ Michoacán là khoảng 17 - 24 vụ trong 100.000 dân/năm, nhưng đến giai đoạn 2016 - 2021 đã tăng vọt hơn gấp đôi, lên mức 54 vụ trong 100.000 dân/năm; tổng cộng số người phải bỏ mạng lên tới 2.628.

Tương ứng, giai đoạn 2017 - 2021, xuất khẩu bơ của Mexico sang thị trường châu Âu tăng gần gấp 4 lần.

Vì đâu có sự "sánh đôi" giữa bạo lực và giá trị của ngành bơ? Los Angeles Times phân tích: chuyện băng đảng tại Mexico không mới vì trước đây đã có nhiều tổ chức vũ trang vận hành những đường dây ma túy xuyên biên giới.

Tuy nhiên, điểm khác biệt là các "băng đảng bơ" có thể hoạt động công khai dễ dàng hơn so với việc phải điều hành hoạt động ngầm với vô số mắt xích buôn ma túy.

Nhìn ở một góc độ nào đó, các băng đảng bơ giống như một "doanh nghiệp địa phương", biết cách vận hành để thu lợi nhuận tối đa, dù bản chất không khác gì bóc lột…

Cũng có khi băng đảng không cho nhóm của Ceja đi làm nhằm tạo sự khan hiếm nguồn cung, từ đó đẩy giá, tăng lợi nhuận.

Chuyên gia Falko Ernst, chuyên gia phân tích Mexico tại Tổ chức Khủng hoảng quốc tế (International Crisis Group), giải thích bạo lực tại Mexico là một phần trong cách đàm phán các giao dịch kinh doanh ở thủ phủ bơ Michoacán, không phải là một yếu tố ngoại sinh làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp.

Ngoài ra, các băng đảng được xem là những nhóm tự trị, có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan nhà nước do đang tài trợ tranh cử cho nhiều chính trị gia.

Trong những năm gần đây, nội bộ các băng đảng tiếp tục ly khai thành những nhóm nhỏ cát cứ từng khu vực. Cùng với đó, do gắn chặt với đảng phái chính trị vốn cũng đang chia bè kết phái sâu sắc, nên mâu thuẫn giữa các nhóm tội phạm ngày càng nghiêm trọng.

Theo Ernst, các cơ quan chức năng Mexico đã mất quyền quản lý các băng đảng tội phạm. Đặc biệt khi quyền lực nhà nước bị phân tán như hiện nay, các nhóm tội phạm càng gắn sâu với hoạt động kinh tế và những cuộc đụng độ giữa các nhóm để tranh giành lợi ích sẽ ngày càng khốc liệt.

Giáo sư Đại học Brown (Mỹ) Ieva Jusyonite cho biết người mua súng thường là công dân Mỹ sống ở các bang biên giới như Arizona, Texas. Mua xong, họ chuyển súng cho thành viên thứ 2 trong đường dây mang ra các trạm kiểm soát ngoài biên giới. Tại đây, súng tiếp tục qua tay người thứ 3 vận chuyển vào lãnh thổ Mexico.

Timothy Sloan - cựu tùy viên Cơ quan quản lý rượu, thuốc lá, súng và chất nổ của Mỹ - cho biết phía biên giới Mexico kiểm tra vũ khí rất lỏng lẻo nên số lượng vũ khí thu giữ ở biên giới rất ít.

Về phía Mexico, vào tháng 6-2023, quân đội nước này cho biết trong suốt 6 năm nắm quyền của tổng thống Andrés Manuel López Obrador, họ đã thu giữ hơn 39.000 vũ khí bất hợp pháp. Chính phủ nước này đã đệ đơn kiện hình sự 11 cửa hàng súng ở Massachusetts và Arizona nhưng bị bác bỏ.

Không chỉ những loại súng thông thường, nhiều loại vũ khí uy lực đang được các băng đảng sắm sửa. Dễ dàng thấy các loại súng bắn tỉa hạng nặng Barrett, súng trường AR-15, máy bay không người lái và nhiều thiết bị chiến thuật trên các nông trại tại Mexico.

Irene Alvarez - một chuyên gia nghiên cứu về các băng đảng ở Michoacán - cho rằng việc vũ khí tầm cỡ đang lưu hành tràn lan trong nước là một trong những nỗi lo lắng nhất của chính quyền địa phương, tiềm ẩn vô số rủi ro về an ninh, nhất là khi lực lượng cảnh sát đang được trang bị vũ khí thua xa những băng đảng này.

Quay lại nỗi lo "ăn bơ là tiếp tay tội phạm" của dân Mỹ, Ernst đề xuất ngành bơ phải có giải pháp chứng nhận để người tiêu dùng biết sản phẩm "không dính dáng tới xung đột" mà yên tâm thưởng thức.

"Các nhà nhập khẩu và sản xuất cần bảo vệ nông dân mạnh mẽ hơn và tạo ra cơ chế chi trả tốt hơn để có bơ "sạch"" - ông nói với Forbes.

Nội dung:
HUY THỌ - TRỌNG NHÂN
Thiết kế:
VÕ TÂN

Đọc bài gốc tại đây.

2024-06-23T06:22:25Z dg43tfdfdgfd